0939.189.000

Ứng dụng của bu lông là gì? Khi nào nên sử dụng bu lông

Bulong hay còn gọi là bu lông là một vật dụng khá quan trọng trong đời sống hiện nay. Vậy, ứng dụng của bu lông là gì, khi nào nên sử dụng bu lông ? Bạn muốn biết thêm các thông tin về bu lông, muốn biết đặc điểm và các ứng dụng của chúng… Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin liên quan đến các vấn đề này để bạn tham khảo.

I. Bu lông là gì ?

Bulong có tên tiếng anh là bolt hay được gọi là bu lông, bu-loong, bù lon, bù lông. Là một sản phẩm cơ khí được ứng dụng để ghép nối các chi tiết lại thành một khối. Bu lông là chi tiết dùng để giữ hay kẹt chặt một khối nào đó, thường sẽ có hình dạng thanh trụ. Nguyên lí làm việc của sản phẩm chính là nhờ vào sự ma sát giữa các vòng trên sản phẩm và đai ốc để kẹp chặt các chi tiết với nhau để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

Đầu của Bu lông thường có mũ với 6 cạnh ngoài hoặc trong, đầu còn lại là ren hay còn gọi là vít vặn đai ốc. Bu lông dùng để làm gì? Các mối lắp ghép của bu lông có thể chịu đựng được tải trọng kéo cũng như khả năng uốn nắng rất tốt, độ bền cao.

Khi tháo lắp và điều chỉnh mối ghép của bu lông cũng rất dễ dàng và nhanh chóng. Không cần phải dùng đến các công nghệ phức tạp như các mối lắp ghép khác. Với ưu điểm tuyệt vời đó người ta đã sử dụng bu lông trong việc lắp ghép các thiết bị máy móc hiện đại, các công trình xây dựng…

Trên thị hiện nay, thì đầu của bu lông có khá nhiều hình dạng như: hình tròn, vuông, lục giác bên ngoài hoặc bên trong, bát giác và một số hình dạng khác tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Hiện nay hình dạng phổ biến nhất của bu lông chính là dạng lục giác. Chúng khá được ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ cao và tiện lợi trong việc sử dụng.

1. Đặc điểm của bu lông

  • Bu lông có nhiều hình dạng khác nhau nhưng phổ biến là hình dạng thanh trụ tròn, có ren để có thể vặn các đai ốc.
  • Đầu các bu lông có các loại hình dạng như hình vuông, lục giác, tứ giác…
  • Bu lông có nhiều loại kích thước khác nhau theo một tiêu chuẩn nhất định.
  • Các bu lông dễ tháo lắp và sửa chữa.
  • Bu lông đảm bảo độ bền cao.

2. Các loại bu lông

Bu lông được chia làm hai loại chính:

  • Bu lông dạng cấp bền thường.
  • Bu lông cấp bền cao hay còn gọi là bu lông cường độ cao

Tuy nhiên bên cạnh cách phân loại này, bu lông còn phân loại dựa theo:

Dựa theo phương pháp chế tạo và độ gia công:

  • Bu lông dạng thô.
  • Bu lông nửa tinh.
  • Bu lông tinh

Dựa theo vật liệu chế tạo:

  • Bu lông thép hợp kim, thép carbon
  • Bu lông thép không gỉ.
  • Bu lông kim loại và hợp kim màu

Phân loại dựa vào chức năng

  • Bu lông liên kết
  • Bu lông kết nối

Ngoài ra bu lông còn phân loại dựa vào yếu tố đã qua xử lí nhiệt hay không xử lí nhiệt. Bu lông theo ứng dụng phạm vi sử dụng, phân loại theo hình thức bảo vệ chống ăn mòn,…

3. Nguyên lí hoạt động và ứng dụng của bu lông

  •  Bu lông hoạt động dựa trên cơ chế ma sát giữa các vòng ren và đai ốc. Giúp các chi tiết, linh kiện được kẹp chặt lại khi lắp ghép. Đồng thời dễ dàng tháo khi sửa chữa.
  • Bu lông được ứng dụng trong các nhà xưởng, thi công các công trình xây dựng. Trong lĩnh vực cơ khí, công nghiệp chế tạo lắp ghép máy móc.

II. Ứng dụng của bu lông là gì ?

Trong hệ thống các thiết bị máy móc cơ khí bu-lông đóng vai trò là cầu nối giữa những chi tiết máy ghép chúng lại thành một khối hoàn chỉnh. Người bạn đồng hành không thể thiếu luôn song hành vơi bulong đó là ốc vít có tác dụng kẹp chặt các chi tiết lại với nhau. Bulong có độ bề cao và tính ổn định, chịu được trọng tải kéo, thích nghi với mọi môi trường do chúng được làm từ những chất liệu cao cấp.

Bulong được sử dụng rất phổ biến ở mọi ngành nghề không những do có đặc tính tốt mà việc tháo lắp bulong cũng rất đơn giản không tốn nhiều công sức.

Tuy có thiết kế nhỏ bé nhưng bulong đóng vai tròn quan trọng là mắt xích kết nối các chi tiết máy thành một khối hoàn hảo để đưa vào sử dụng. Hãy thử tượng tưởng tượng nếu không có bulong bạn có thể làm gì với những chi tiết máy rời rạc, cảm giác như may quần áo khi không có chỉ và kim khâu mảng vải thì vẫn chỉ là mảnh vải mà thôi.

  • Ứng dụng trong cơ khí lắp ráp chế tạo máy.
  • Ứng dụng chế tạo các loại máy móc công nghiệp hiện đại.
  • Ứng dụng trong xây dựng, dùng lắp ghép giàn giáo nêm, cốp pha,…
  • Ứng dụng cho các công trình cầu cống giao thông.
  • Ứng dụng trong công nghệ thông tin: dùng lắp ghép các linh kiện điện tử như máy tính, điện thoại,…
  • Ngoài ra với các đồ dùng sinh hoạt gia đình luôn có sự hiện diện của bulong: bàn ghế, giường tủ, xoong nồi,…

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của bulong trong sự phát triển của cuộc sống.

III. Khi nào nên sử dụng bu lông

Vì bu lông được dùng để liên kết các cấu kiện lại với nhau, nên đảm bảo độ bền của bu lông chống lại sự ăn mòn, han gỉ của thời tiết là rất quan trọng. Một chi phí không nhỏ trong ngành chế tạo bu lông là tìm ra các giải pháp để bảo vệ bu lông chống lại sự phá hủy của thời tiết và môi trường.

  •  Liên kết hệ kết cấu bên trên với hệ kết cấu móng bê tông cốt thép
  •  Dùng để liên kết cơ khí lắp ráp chế tạo máy móc
  • Khi dùng trong công nghiệp xây dựng, lắp ghép giàn giáo nêm, cốp pha,…
  • Khi làm các công trình cầu cống giao thông.
  • Khi lắp ráp như: bàn ghế, giường tủ, xoong nồi,…